Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ sơ sinh có thể gặp phải một số tình trạng đặc biệt cần sự chú ý của cha mẹ. BS Nguyễn Đình Tuấn từ Phòng khám đa khoa Pasteur chia sẻ các biểu hiện bất thường thường gặp và khi nào cần đưa trẻ đi khám.
1. Chướng bụng ( bụng căng phồng)
Đa số trẻ sơ sinh bụng thường căng phồng lên đặc biệt là sau 1 bữa bú nhiều sữa. Giữa các bữa ăn, bụng trẻ thường mềm khi sờ vào. Nếu thấy bụng trẻ căng phồng lên và cứng, và trẻ không đi cầu trong 1 đến 2 ngày hoặc trẻ nôn thì bạn nên đi khám ngay. Đó có thể chỉ là tình trạng táo bón hoặc do nuốt hơi tuy nhiên cũng có thể là 1 tình trạng nghiêm trọng hơn ở đường ruột.
2. Sang chấn sơ sinh ( xảy ra trong quá trình chuyển dạ).
Chấn thương có thể xảy ra cho trẻ trong chuyển dạ kéo dài và đẻ khó hoặc trẻ cân nặng quá cao. 1 số trẻ hồi phục một cách nhanh chóng nhưng 1 số khác thì kéo dài hơn. Sang chấn thường gặp là gãy xương đòn tuy nhiên nó sẽ được chữa lành nhanh chóng nếu cánh tay cùng bên được bất động tốt. 1 số trường hợp có thể xuất hiện khối u nhỏ được hình thành ở chỗ gãy nhưng đừng lo lắng vì đây là dấu hiệu tốt cho thấy xương mới đang được hình thành để hàn gắn chỗ gãy.
Yếu liệt cơ cũng là 1 chấn thương thường gặp khác. Nguyên nhân là do áp lực sinh quá cao hoặc dây thần kinh gắn liền với cơ bị kéo căng quá mức. Vị trí thường gặp là 1 bên mặt, bên vai hoặc 1 bên cánh tay thường trở lại bình thường sau vài tuần. Trong thời gian chờ đợi hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 1 cách tốt nhât.
3. Trẻ tím ( xanh)
Trẻ có thể xanh ở tay và chân, nhưng đây không phải lý do cần lo lắng. Tay chân sẽ chuyển sang màu xanh nếu trẻ bị lạnh và chúng trở lại bình thường( màu hồng) khi trẻ được ủ ấm trở lại. Thỉnh thoảng mặt, lưỡi và môi trẻ có thể chuyển thành hơi xanh khi trẻ khóc lớn, nhưng khi trẻ bình tỉnh lại thì màu sắc của nhũng bộ phận đó sẽ nhanh chóng trở về bình thường.
Tuy nhiên da màu xanh kéo dai, đặc biệt là trẻ khó thở hoặc bú kém là dấu hiệu cho thấy tim hoặc phổi của trẻ hoạt động không tốt khiến cho trẻ bị thiếu oxi. Khi có hiện tượng này nên đưa trẻ đến cơ sở y tế , phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất ngay lập tức.
4. Ho
Nếu trẻ uống 1 quá nhanh hoặc khi thử uống nước lần đầu tiên, trẻ có thể sẽ ho một chút, nhưng kiểu ho này sẽ mất dần khi trẻ có tạo được thói quen ăn uống trong gia đình. Ho cũng có thể liên quan tới sữa mẹ tiết ra nhanh và mạnh khi cho trẻ bú. Nếu trẻ ho kéo dài hoặc thường xuyên ợ hơi khi cho ăn thì hãy nên đưa trẻ đi khám vì đây có thể là vấn đề tiềm ẩn ở phổi hoặc cơ quan tiêu hóa.
5. Khóc thét
Tất cả trẻ sơ sinh đều khóc, và thường là không có lý do rõ rang. Nếu bạn đã chắc chắn rằng trẻ đã được cho bú, ợ hơi, giữ ấm và tả sạch thì cách tốt nhất có thể làm là ôm ấp bé và nói chuyện hoặc hát cho đến khi trẻ ngừng khóc. Bạn sẽ không là hư trẻ ở độ tuổi này vì quan tâm quá nhiều đến trẻ. Nếu việc này không làm trẻ ngừng khóc hãy quấn chăn cho trẻ.
Bạn sẽ quen dần với kiểu khóc bình thường của trẻ. Nếu tiếng khóc nghe có vẻ bât thường như tiếng khóc nghĩ trẻ bị đau hoặc khóc kéo dài trong 1 khoăng thời gian nhất định, nó có thể là một bất thường cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ.
Xem thêm 1 số bài viết liên quan
- Cách hạ sốt cho trẻ em tại nhà cha mẹ cần biết
- Khi nào thì trẻ cần dùng kháng sinh
- Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em? Xử lý sao
- Nhiệt độ phòng như thế nào là an toàn với trẻ
6. Dấu Forceps ( thường ở má hoặc trán)
Khi Forceps (1 dụng cụ giúp cho quá trình đẻ nếu gặp trường hợp khó) được sử dụng trong quá trình chuyển dạ, chúng có thể để lại vết hằn đỏ hoặc vết xước ở mặt hoặc đầu của trẻ nơi mà phần kim loại tiếp xúc với da trẻ. Đa số các vết này sẽ biến mất trong vài ngày. 1 số trường hợp, đôi khi có khối u cứng phẳng phát triển ở vùng tổn thương này tuy nhiên nó cũng sẽ biến mất trong 2 tháng.
7. Vàng da
Rất nhiều trẻ sơ sinh khỏe mạnh bình thường có màu vàng có thể nhìn thấy rõ người ta gọi đó là vàng da sơ sinh. Nguyên nhân gây ra là do tăng Bilirubin máu. Chất này được đào thải qua gan nơi mà còn chưa phát triển hoàn thiện để có thể làm viện một cách có hiệu quả vấn đề này ( Bilirubin được tạo ra từ quá trình phân hủy bình thường tế bào hồng cầu trong cơ thể ). nhiều trẻ chỉ bị vàng da nhẹ và vô hại nhưng nó cũng có thể nặng lên khi Bilirubin đạt ngưỡng cao trong máu.
Mặc dù vàng da có thể điều trị được khá dễ dàng nhưng những trường hợp mức bilirubin cao và không được hiệu quả thì nó có thể gây ra tình trạng tổn thương hệ thống thần kinh và não. Đó là lý do tại sao trẻ cần được kiểm tra và điều trị thích hợp. Vàng da thường có su hướng phổ biến hơn ở những trẻ bú mẹ, thường là những trẻ không được chăm sóc tố. Các bà mẹ nên cho trẻ bú 8-12 lần/ngày để giúp tiết sữa và giữ mức bilirubin thấp.
Vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt tiếp xuống đên ngực và bụng, cuối cùng vàng da sẽ xuất hiện ở tay và chân trong 1 số trường hợp. Phần lòng trắng ở mắt cũng có thể chuyển vàng. Bác sĩ sẽ khám cho trẻ bị vàng da nếu có nghi ngờ thì không chỉ dựa vào mức độ vàng ở da mà còn dựa vào độ tuổi và nhiều yếu tố khác nữa.
Khi đó bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để viết rõ mức độ vàng da. Trẻ sơ sinh từ 3 – 5 ngày tuổi nên được khám bởi bác sĩ hoặc y tá, vì đây là thời điểm bilirubin tăng cao nhất. Nếu vì lý do nào đó trẻ được ra viên trước 72h tuổi thì có thể trẻ sẽ được cho đi khám lại trong 2 ngày kể từ ngày ra viện. Một số trẻ sơ sinh cần được khám sớm hơn bào gồm:
- Trẻ có mức bilirubin cao trước khi ra viện
- Trẻ sinh non ( <37 tuần tuổi)
- Trẻ vàng da trong vòng 24h sau sinh
- Trẻ bú không tốt
- Trẻ có vết bầm tím hoặc chảy máu dưới da đầu
- Trẻ có bố mẹ hoặc anh chị em có mức cao bilirubin và đã cần phải điều trị.
Khi bác sĩ chẩn đoán vàng và cần được điều trị, mức bilirubin máu có thể giảm bằng cách chiếu ánh sang xanh vào trẻ ( trẻ không mặc gì) ở bệnh viện hoặc tại nhà. Mắt trẻ sẽ được che lại để bảo vệ khỏi ánh sáng mạnh. Cách điều trị này có thể ngăn chặn tác hại của vàng da. Ở trẻ bú mẹ, vàng da có thể kéo dài tới 2 hoặc 3 tuần tuổi; mặt khác những trẻ nuôi bằng sữa công thức thì vàng da sẽ biến mất trong 2 tuần.
8. Thờ ơ và buồn ngủ
Tất cả trẻ sơ sinh tiêu tốn thời gian chủ yếu là để ngủ. Trẻ tỉnh dậy mỗi vài giờ, bú tốt, thoải mái và tỉnh trong 1 khoảng thời gian thì là bình thường đối với trẻ khi ngủ hầu hết thời gian trong ngày. Nhưng nếu trẻ hiếm khi tỉnh táo, không tự thức dậy để bú hoặc nhìn có vẻ mệt mỏi hoặc không có hứng thú với bú sữa, bạn nên đưa trẻ đi khám. Nếu trẻ thờ ơ, thay đổi 1 cách bất thường thì đây có thể là triệu chứng của 1 bệnh nặng
9. Khó thở
Trẻ có thể mất vài giờ sau sinh để có thể thở bình thường, nhưng sau đó sẽ không có gì khó khăn nữa. Nếu trẻ tỏ ra thở 1 cách khác thường thì có thể đó là do mũi. Sử dụng nước muối và xylanh có thể là cần thiết để khắc phục vấn đề này, tất cả đều có bán ở hiệu thuốc.
Tuy nhiên nếu trẻ có triệu chứng nguy hiểm nài thì hãy đưa trẻ đi khám ngay
- Thở nhanh ( >60l/p), hãy nhớ trẻ sơ sinh luôn thở nhanh hơn nguười lớn
- Ruts lõm lồng ngực ( có rút cơ phần sườn làm cho phần này bị co rút lại mỗi nhịp thở)
- Đập cánh mũi mỗi nhịp thở
- Thở rên khi bú
- Da màu xanh kéo dài
……
Kết Luận và Kêu Gọi Hành Động
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Để biết thêm thông tin hoặc tư vấn, vui lòng liên hệ Phòng khám nhi của Pasteur. Chúc các bé và gia đình luôn mạnh khỏe!
Bài viết trên đây BS Nguyễn Đình Tuấn tại phòng khám đa khoa Pasteur đã chỉ ra 9 biểu hiện bất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh để cho các ông bố, bà mẹ, các bậc phụ huynh người lớn.. có thể nắm bắt cũng như hiểu biết thêm để có thể kịp thời xử lý và đưa trẻ đi khám khi có các triệu chứng như vậy…
Nếu bạn đọc cần tư vấn, hỗ trợ hay cần trao đổi về các bệnh của trẻ em có thể liên hệ trực tiếp đến khoa phòng khám nhi của Pasteur để được các bác sĩ hỗ trợ và thăm khám một cách đầy đủ hơn nhé..
Chúc mọi người sức khỏe tốt!
TH.S BS Nguyễn Đình Tuấn
Phòng khám đa khoa Pasteur