Tìm hiểu về vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori. Chúng có thể sống và phát triển được trong môi trường axit ở dạ người nhờ vào khả năng tiết ra enzyme Urease có tác dụng trung hòa nồng độ axit dạ dày.
Đa số các trường hợp nhiễm HP có thể không biểu hiện bất kỳ các triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu viêm loét dạ dày diễn ra thường biểu hiện một số triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, nôn, trướng bụng, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị, nếu tình trạng viêm loét gây xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra phân có thể có màu đen, xét nghiệm soi phân có hồng cầu, xuất huyết kéo dài có thể biểu hiện thiếu máu…
Một số trường hợp, viêm loét dạ dày do HP mạn tính, kéo dài có thể dẫn đến biến đổi bất thường ở lớp niêm mạc dạ dày làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển ung thư. Mặc dù, tỷ lệ này không cao, nhưng do tần suất nhiễm HP trong cộng đồng rất cao nên đây cũng được xem là một yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư.
HP lây nhiễm qua những con đường nào?
Đường miệng – miệng: lây qua tiếp xúc nước bọt hoặc dịch tiêu hóa của người bệnh
Đường phân – miệng: do vi khuẩn đào thải qua phân của người bệnh, nếu giữ vệ sinh môi trường và thói quen ăn đồ sống có thể nhiễm vi khuẩn HP
Đường phân – tay – miệng: không rửa tay sạch sau đi vệ sinh, có thể lây lan vi khuẩn HP qua tiếp xúc
Do không đảm bảo vô trùng trong quá trình chăm sóc y tế: Có thể lây nhiễm vi khuẩn HP khi nội soi dạ dày, khám nha khoa hoặc nội soi mũi họng…
Làm gì để biết mình nhiễm HP?
Nội soi dạ dày – tá tràng kết hợp làm phản ứng Clo-test là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng để chẩn đoán.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác nhưng ít được áp dụng như: test hơi thở, tìm kháng nguyên vi khuẩn HP trong phân, tìm kháng thể HP trong máu…
Khi nào cần điều trị HP?
Những trường hợp cần được điều trị:
Viêm loét dạ dày – tá tràng
Biểu hiện triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu, nóng rát, đau tức vùng thượng vị
Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày
Mắc ung thư dạ dày giai đoạn trễ đã phẫu thuật
Một số trường hợp như polyp tăng sản, adenoma đã cắt hớt niêm mạc dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày
Thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12 không rõ nguyên nhân
Đang dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm NSAID hoặc aspirin kéo dài
Các trường hợp quá lo lắng về tình trạng nhiễm HP có thể trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa về việc điều trị
Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?
- Điều trị diệt vi khuẩn HP trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày đã được điều trị, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.
Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Việc dùng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại) , lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).
Tham khảo: Wikipedia
>> Để kiểm tra tình trạng tiêu hóa, gan mật tại phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để Pasteur hỗ trợ tư vấn