CHỈ 06 GIÂY PHÁT HIỆN LOÃNG XƯƠNG Ở NGƯỜI LỚN: NHANH CHÓNG VÀ CHÍNH XÁC

Bạn có biết “Một ca gãy xương do loãng xương xảy ra cứ sau 30 giây trên khắp thế giới”. Điều nguy hiểm là bệnh loãng xương diễn biến âm thầm, người bị bệnh loãng xương không biết mình bị bệnh cho đến khi gặp phải biến chứng gãy xương, nứt xương, lún đốt sống…

1. LOÃNG XƯƠNG

Còn được gọi là bệnh giòn xương hay xốp xương là hiện tượng xương mỏng dần và mật độ các dưỡng chất trong xương ngày càng thưa dần, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Để chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ thường chỉ định áp dụng kỹ thuật đo mật độ xương BMD, còn gọi là kiểm tra mật độ khoáng xương hay đo loãng xương.

 Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ tới khi có triệu chứng thì bệnh đã ở mức độ nặng. Khoảng 60% trường hợp xẹp đốt sống do bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng phổ biến của loãng xương là: Đau lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống (còng lưng), gãy xương sau một chấn thương rất nhẹ.

2. ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ LOÃNG XƯƠNG

Hầu hết mọi đối tượng đều có khả năng bị bệnh loãng xương, đặc biệt là những người nằm trong những trường hợp sau:
– Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và nam giới từ 65 tuổi trở lên
– Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh
– Người có tiền sử gãy xương hoặc tiền sử gia đình gãy xương do loãng xương.
– Người có thói quen ăn uống ít Canxi và vitamin D, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, hút thuốc,…
– Nhóm bệnh lý:
+ Người bị suy thận mạn tính
+ Người mắc bệnh xương khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ tự miễn, xơ cứng bì,… ) hoặc bệnh lý nội tiết (cường cận giáp, cường giáp, cường vỏ thượng thận, đái tháo đường)
+ Nam hoặc nữ bị thiểu năng tuyến sinh dục (suy buồng trứng, mãn kinh sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn)
+ Người đã sử dụng các thuốc: chống động kinh (Dihydan), thuốc chống đông (heparin), đặc biệt là thuốc chống viêm Corticoid kéo dài > 3 tháng.
– Ngoài ra, đối với những người bị sụt giảm chiều cao, gù lưng, dáng đi khom hơn bình thường hay đau nhức các đầu xương, đau như bị kim châm chích, mỏi dọc các xương dài… thì cũng có thể là đối tượng của bệnh loãng xương.
Phương Pháp Phát Hiện Loãng Xương Chỉ 6 Giây
Đo loãng xương tại Phòng khám đa khoa Pasteur

3. ĐO LOÃNG XƯƠNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PASTEUR

Phòng khám đa khoa Pasteur đã triển khai dịch vụ Đo loãng xương tại vị trí cổ xương đùi 2 bên, chỉ mất 06 giây để chụp và nhận báo cáo nhanh chóng & chính xác.
Quy trình thực hiện Đo đơn giản và không gây đau đớn. Khách hàng sẽ được đặt ở tư thế nằm và máy sẽ tạo ra hình ảnh của xương để xác định mật độ xương.
Kết quả về bệnh theo tiêu chuẩn WHO sẽ cho biết về mật độ xương của bạn, từ đó có những lời khuyên về chế độ ăn uống, vận động hoặc các lưu ý từ bác sĩ.
Các biến chứng của xương bị gãy liên quan đến bệnh thường nghiêm trọng, đặc biệt là ở người già. Do đó, phát hiện sớm tình trạng loãng xương sẽ giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời để cải thiện tình hình hoặc ngăn cho vấn đề không trở nặng.
Tham khảo: Wikipedia
>>> Để được tư vấn về dịch vụ Đo loãng xương tại Phòng khám đa khoa Pasteur, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868.