LÀM GÌ KHI BỊ THIẾU MÁU MẠN TÍNH DO VIÊM

Thiếu máu mạn tính do viêm là tình trạng thiếu máu liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng, viêm hay các bệnh lý ác tính. Trong đó thiếu máu ở những người lớn tuổi cũng có thể liên quan đến thiếu máu mạn tính do viêm do rối loạn điều hòa cytokine.

Thiếu máu mạn tính sau viêm là loại thiếu máu phổ biến thứ hai sau thiếu máu thiếu sắt. Khi cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết, có thể nhận thấy các triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhịp nhanh…

Nguyên nhân của thiếu máu mạn tính do viêm

Dưới đây là những nguyên nhân của thiếu máu mạn tính do viêm:

Tăng phá hủy hồng cầu, đặc biệt là hồng cầu già do độc tố của vi khuẩn, kháng thể…

Tác dụng ức chế các tế bào đầu dòng hồng cầu từ phản ứng viêm

Giảm tạo hồng cầu do rối loạn chuyển hóa sắt. Cơ thể thiếu máu ngay cả khi nồng độ sắt bình thường thường hoặc cao.

Cytokine được sản xuất từ phản ứng viêm có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt và sản xuất tế bào hồng cầu

Tình trạng viêm có thể gây xuất huyết dẫn đến giảm lượng hồng cầu

Một số trường hợp ung thư hoặc điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị ảnh hưởng đến tủy xương có thể gây thiếu máu

Các bệnh lý gây thiếu máu thường gặp như:

Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm loét đại tràng

Viêm gan

Bệnh Crohn

Đái tháo đường

Thoái hóa khớp

HIV/AIDS

Lao

Ung thư vú

Ung thư phổi

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu mạn tính do viêm thường bị che khuất bởi bệnh lý hay những vấn đề khác bệnh nhân đang mắc phải. Do đó cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được tầm soát thiếu máu cũng như những bất thường khác đi kèm.

Thiếu Máu Mạn Tính Do Viêm
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu mạn tính do viêm

Chẩn đoán bệnh thiếu máu mạn tính

  • Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nền

  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và sắt huyết thanh, ferritin, transferrin, và số lượng hồng cầu lưới

Các phát hiện lâm sàng trong thiếu máu của bệnh mãn tính thường là của các rối loạn cơ bản (nhiễm trùng, viêm, ung thư). Cần nghĩ đến nguyên nhân thiếu máu do bệnh mạn tính ở những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ hoặc bình thường kèm theo bệnh mạn tính, nhiễm trùng, viêm hoặc ung thư. Nếu nghi ngờ thiếu máu do bệnh mạn tính, cần xét nghiệm sắt, ferritin huyết thanh, transferrin, hồng cầu lưới. Hb thường là > 8 g/dL (> 80 g/L) trừ khi một cơ chế bổ sung góp phần gây thiếu máu, chẳng hạn như thiếu sắt (xem bảng Chẩn đoán phân biệt thiếu máu hồng cầu nhỏ do giảm sản xuất RBC) hoặc rút máu tĩnh mạch.

Nồng độ ferritin huyết thanh < 100 ng/mL (< 224,7 pmol/L) ở bệnh nhân bị viêm (< 200 ng/mL [< 449,4 pmol/L] ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tính gợi ý thiếu máu của bệnh mãn tính. Bởi vì ferritin huyết thanh thường tăng lên như là một chất phản ứng giai đoạn cấp tính.

Điều trị bệnh thiếu máu mạn tính

  • Điều trị bệnh nền

  • Đôi khi bổ sung cả erythropoietin tái tổ hợp (EPO) và sắt

Điều trị triệt để thở rít liên quan đến điều trị bệnh lý nền. Vì thiếu máu thường nhẹ nên thường không cần truyền máu.

EPO đã được chứng minh là hữu ích nhất ở bệnh thận mạn tính. Do có thể xuất hiện tình trạng tủy xương kháng EPO, liều EPO tái tổ hợp có thể cần từ 150 đến 300 đơn vị/kg tiêm dưới da 3 lần/tuần. Gọi là đáp ứng tốt nếu, sau 2 tuần điều trị, Hb đã tăng lên > 0,5 g/dL (> 5 g/L) và ferritin huyết thanh là < 400 ng/mL (< 898.8 pmol/L).

Cần bổ sung sắt để thích hợp với đáp ứng của EPO. Tuy nhiên, cần theo dõi sự tăng lên của Hb vì có thể có các phản ứng phụ (ví dụ, huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, tử vong) có thể xảy ra khi Hb tăng lên > 12 g/dL (> 120 g/L).

Tham khảo: Wikipedia

>> Bệnh nhân có các triệu chứng về thiếu máu mạn tính do viêm cơ xương khớp hoặc thực hiện các xét nghiệm máu tầm soát tại Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868