Tin tức / Blogs

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT THỜI GIAN CHƠI GAME CỦA TRẺ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT THỜI GIAN CHƠI GAME CỦA TRẺ?

KIỂM SOÁT THỜI GIAN CHƠI GAME CỦA TRẺ

Trò chơi điện tử là một hình thức giải trí phổ biến, đặc biệt đối với giai đoạn tuổi teen. Một số trẻ gặp khó khăn khi kiểm soát thời gian chơi game. Tình trạng trẻ dành nhiều thời gian cho các trò chơi điện tử là một vấn đề mà các bậc phụ huynh rất quan tâm.

Nguyên nhân mất kiểm soát thời gian với trò chơi điện tử ở trẻ là gì?

–       Mong muốn cảm giác chinh phục, chiến thắng và được thể hiện bản thân.
–       Nhu cầu được hành động tùy thích khi chơi game, đặc biệt khi không được mọi người xung quanh ủng hộ và tin tưởng.
–       Trẻ có các vấn đề về tâm lý như: lo lắng, nhút nhát, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
–       Thiếu sự quan tâm, chia sẻ và giáo dục đúng cách từ gia đình
–       Không có môi trường tích cực và lành mạnh để trẻ phát triển bản thân.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ sẽ tiết ra chất gây hưng phấn khi chiến thắng các trò chơi điện tử. Những công ty game thuê các nhà tâm lý học để hỗ trợ thiết kế các trò chơi điện tử để người chơi muốn tiếp tục chơi.

KIỂM SOÁT THỜI GIAN CHƠI GAME CỦA TRẺ
KIỂM SOÁT THỜI GIAN CHƠI GAME CỦA TRẺ

Nhận biết trẻ có những tác động tiêu cực khi chơi game sớm như thế nào?

–       Không kiểm soát được cảm xúc: buồn bã, giận dữ, lo lắng quá mức…khi không đạt được các mục tiêu khi chơi game.
–       Không kiểm soát được thời gian chơi game mặc dù suy nghĩ mong muốn chơi game với thời gian ít hơn.
–       Không hứng thú với các hoạt động xung quanh, ngay cả những hoạt động trước đây trẻ từng yêu thích.
–       Trẻ nói dối về thời gian dành để chơi game.
–       Chơi các trò chơi điện tử để giải tỏa tâm trạng tiêu cực

Làm thế nào để giúp trẻ kiểm soát thời gian chơi game?

–       Những thành viên trong gia đình cần kiểm soát thời gian chơi các trò chơi điện tử, thời gian tiếp xúc điện thoại, laptop, tivi…để “làm gương” cho trẻ. Lập thời gian biểu hằng ngày cho cả gia đình và thực hiện theo để chắc chắn việc chơi game không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác như: tập thể dục, ngủ, ăn, học tập và làm việc. Nên nhớ môi trường ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và hành động của trẻ.
–       Hiểu về các ứng dụng trò chơi điện tử mà trẻ đang dùng để đảm đảm bảo nội dung lành mạnh cho trẻ.
–       Khuyến khích trẻ chơi game ở không gian chung của gia đình giúp phụ huynh quan sát trẻ dễ hơn. Có thể tham gia chơi cùng trẻ để dễ trao đổi và góp ý với trẻ.
–       Tạo không gian lành mạnh giúp trẻ tham gia các hoạt động thể lực, các hoạt động cộng đồng nhiều hơn.
–       Cần có sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa khi các phương pháp trên không sự hiệu quả.
Tham khảo: https://www.healthychildren.org/English/family-life/Media/Pages/Unhealthy-Video-Gaming.aspx
#pasteurclinic
#giuptrekiemsoatthoigianchoigame

bài viết liên quan

ĐẶT LỊCH HẸN

Vui lòng đặt lịch khám với chúng tôi trước để được phục vụ tốt hơn