Bệnh lý huyết khối (hay còn gọi là cục máu đông) là mối quan tâm đáng lo ngại và thậm chí còn nhiều hơn như vậy trong khi bạn đang mang thai. Một cục máu đông trong khi mang thai gây ra nhiều rủi ro cho em bé đang phát triển của bạn. Tin tốt là cục máu đông trong thời kỳ mang thai rất hiếm gặp.
Tuy nhiên, nếu bệnh lý huyết khối xảy ra trong thai kì của bạn thì đó là vấn đề cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng cho mẹ và con. Vì vậy việc dự phòng bệnh lý huyết khối ở những thai phụ nguy cơ cao là cần thiết và vô cùng quan trọng.
1/ Huyết Khối Là Gì?
Thông thường, sự hình thành huyết khối xảy ra khi bạn bị thương gây chảy máu, cơ thể bạn lập tức gửi các tế bào tiểu cầu đến để cầm máu bằng cách tạo ra các cục máu đông, giúp cho chỗ bị thương không chảy máu liên tục. Trong thời gian mang thai, máu của bạn có nhiều khả năng đông máu hơn bình thường, như là một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạ.
Tuy nhiên, việc lưu thông máu ở vùng thấp của cơ thể thai phụ bị đình trệ do chèn ép của thai dẫn đến dễ hình thành huyết khối ở các tĩnh mạch sâu, đặc biệt là vùng chân và vùng chậu, gọi là tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT-Deep vein thrombosis ).
Nếu các huyết khối này di chuyển về tim từ đó được tim bơm đến các cơ quan nuôi dưỡng, có thể gây tắc mạch ở các cơ quan đó. Hậu quả có thể là tắc mạch phổi, tắc mạch não dẫn đến hiện tượng nhồi máu, đe đọa tính mạng thai phụ.
Tỷ lệ huyết khối trong thai kì chỉ xảy ra ở 1 đến 2 người trong số 1.000 người mang thai.
2/ Nguyên Nhân Của Huyết Khối Trong Thai Kỳ
Nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch khi mang thai, điều quan trọng là bạn có nằm trong nhóm có nguy cơ cao hay không. Phụ nữ có nhiều khả năng bị cục máu đông nhất trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc trong sáu tuần đầu sau khi sinh. Một số các yếu tố nguy cơ của bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) :
- Bạn hoặc người thân đã từng bị DVT trước đây
- Bạn hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên
- Bạn trên 35 tuổi
- Bạn quá cân hoặc béo phì
- Bạn đi du lịch đường dài trong khi mang thai
- Bạn đang mang đa thai
- Bạn ít vận động trong một thời gian dài
- Bạn từng mổ lấy thai trước đó
Xem thêm 1 số bài viết liên quan:
- Những thay đổi của cơ thể khi mang thai
- Quan hệ khi đang hành kinh có thai hay không
- Siêu âm thai và những điều mẹ bầu cần nắm bắt
- Dây rốn thắt nút – mối nguy hiểm đang sợ
3/ Dấu Hiệu Của Cục Máu Đông Trong Thai Kỳ?
Phụ nữ có xu hướng nhạy cảm hơn và nhận thức được các dấu hiệu nguy cơ trong khi họ đang mang thai. Mặc dù chưa chắc là cục máu đông, nhưng có một số dấu hiệu cho thấy khả năng có cục máu đông. Bao gồm các dấu hiệu:
• Sưng hoặc đau ở một chân
• Đau nặng hơn khi bạn đi bộ
• Tĩnh mạch trông lớn hơn bình thường
4/ Những Rủi Ro Của Cục Máu Đông Trong Thai Kỳ
DVT có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ của bạn theo một số cách:
- Cục máu đông trong nhau thai
- Đau tim
- Đột quỵ
- Thuyên tắc phổi, đó là khi cục máu đông vỡ ra và nằm trong phổi
- Sẩy thai
5/ Ngăn Ngừa Và Điều Trị Cục Máu Đông Trong Thai Kỳ?
Phòng ngừa DVT rất quan trọng và có thể thực hiện được bằng lối sống lành mạnh. Duy trì vận động là một yếu tố quan trọng trong việc chống lại DVT. Vì vậy hãy cùng với bác sỹ chăm sóc sức khỏe của bạn kiểm tra để xem những hoạt động và bài tập nào bạn có thể tập.
Tập thể dục thường xuyên cải thiện lưu thông máu và có thể hạn chế cho cục máu đông hình thành.
Việc ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng, và nếu bạn hiện đang hút thuốc, bạn nên ngừng ngay lập tức. Nếu bạn có nguy cơ cao có thể mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn bạn mang tất y khoa sớm giúp bạn dự phòng sự hình thành huyết khối.
Điều quan trọng là phải thông báo cho bác sỹ chăm sóc sức khỏe của bạn, nếu bạn cảm thấy bạn có thể có nguy cơ bị DVT. Nếu bạn đã được chẩn đoán với DVT, bạn rất có thể sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc chống đông máu nhé.
…..
Như vậy bài viết trên đây THS. BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám đa khoa pasteur đã chỉ ra đầy đủ về bệnh lý huyết khối trong thai kỳ bao gồm các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị để mọi người đọc và hiểu rõ thêm về vấn đề này…
Nếu cần tư vấn , hỗ trợ hay trao đổi các vấn đề liên quan đến quá trình mang thai các mẹ bầu có thể liên hệ trực tiếp đến phòng khám sản phụ khoa của Pasteur để được các bác sĩ chuyên khoa giỏi trao đổi và thăm khám đầy đủ nhất..
Chúc các mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt!
BS Đồng Thị Hồng Trang
Phòng khám đa khoa Pasteur