HIV/AIDS là gì? Các triệu chứng, nguyên nhân và xét nghiệm

HIV là gì ?

HIV là tên một loại virus có thể ảnh hưởng đến “hệ miễn dịch” của cơ thể ,cơ quan chịu trách nhiệm chống lại nhiễm trùng.Khi người nhiễm HIV không được điều trị ,họ có thể dễ dàng mắc bệnh .

Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của họ không thể hoạt động tốt để chống lại nhiễm trùng hoặc ung thư .Mặc dù vậy, những người bị nhiễm HIV có thể dùng thuốc để kiểm soát virus.giữ cho hệ thống miễn dịch của họ mạnh mẽ và giữ sức khỏe trong nhiều năm

Mọi người có thể nhiễm HIV nếu máu hoặc dịch cơ thể ( như tinh dịch hoặc dịch âm đạo) từ người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể họ. Ví dụ ,một người có thể bị nhiễm HIV nếu người đó :

  • Quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su với người nhiễm HIV – Điều này bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.
  • Dùng chung kim tiêm hoặc ống tiêm với người nhiễm HIV

 Hiv

AIDS là gì ?

AIDS là thuật ngữ các bác sĩ sử dụng để mô tả giai đoạn nhiễm HIV khi hệ thống miễn dịch ở mức yếu nhất

Các triệu chứng của HIV là gì ?

Ban đầu khi bị nhiễm HIV ,họ có thể bị sốt ,đau họng, đau đầu, đau cơ và đau khớp . Những triệu chứng này thường kéo dài khoảng 2 tuần . Trong nhiều trường hợp những triệu chứng này rất nhẹ .Hầu hết những người nhiễm HIV thậm chí không nhớ họ từng có

Trong vài năm đầu sau khi nhiễm bệnh, hầu hết những người nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Một số người bị sưng các cơ quan nhỏ hình hạt đậu dưới da gọi là hạch bạch huyết, thường ở cổ, nách hoặc háng. Triệu chứng này cũng có thể xảy ra ở những người nhiễm HIV trong một thời gian dài.

Những người bị nhiễm HIV trong nhiều năm có thể có các vấn đề khác, chẳng hạn như:

  • Sốt, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và giảm cân
  • Nhiễm trùng khác, bao gồm:
  • Nhiễm trùng phổi
  • Nhiễm trùng não
  • Nhiễm trùng mắt ,là nguyên nhân gây nhìn khó
  • Nhiễm nấm miệng có thể gây đau nhức,nổi lên các mảng trắng

HIV lây truyền qua đường nào

1/ Lây qua đường tình dục

+ Khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, đường, hậu môn, đường miệng mà không dùng bao cao su với người bệnh đều có thể bị lây nhiễm bệnh đặc biệt là nơi có những vết rách trong các mộ âm đạo, hậu môn, vết thường hoặc lây bệnh qua các đường tình dục khác. Các cô gái trẻ thường dễ bị lây nhiễm bệnh này hơn là phụ nữ trường thành.

+ Những người mắc bệnh lây qua đường tình dục mãn tính có viêm loét tủ lệ nhiễm HIV cao gấp nhiều lần so với người bình thường, càng quan hệ với nhiều bạn tình thì khả năng lây nhiễm càng cao, tần suất qua 1 lần giao hợp là 0,1 -1%.

2/ Qua đường máu

+ Dùng chung kim tiêm, ống chích mà có dính máu của người bệnh HIV

+ Các thiết bị xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, mực chưa được khử trùng và làm sạch có nguy cơ lây nhiễm bệnh

+ Quá trình truyền máu không qua sàng lọc virus HIV

+ Qua các vết thương hổ, rỉ nước hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu cùng dịch sinh học của người bệnh khi bị kim tiêm đâm phải, dao cứa vào tay,…

3/ Lây truyền từ mẹ sang con

Lây truyền từ mẹ sang con là con đường thứ 3 gây bệnh. Người mẹ sẽ truyền vi rút bệnh sang con qua bánh rau trong thời kỳ mang thai, máu và dịch âm đạo khi chuyển dạ đẻ và qua sữa khi cho con bú. Khả năng phụ nữ bị nhiễm HIV lây sang con là 20-30% nhanh hơn những người khác.

Lưu ý: Bệnh HIV không lây truyền qua những tiếp xúc hàng ngày như sờ, bắt tay, ôm hoặc hôn hoặc qua các hoạt động như ho, hắt hơi, cho máu, sử dụng chung đồ dùng vật dụng cá nhân hoặc ăn uống.

Hiv Lây Truyền Qua Đường Nào

Có xét nghiệm HIV không ?

Bạn có thể thực hiện xét nghiệm HIV tại phòng khám của bác sĩ bằng cách sử dụng mẫu máu hoặc đôi khi là nước bọt.Có thể mất vài ngày để có kết quả xét nghiệm. Nhưng kết quả từ các xét nghiệm nhanh HIV có thể sẵn sàng  trong vài phút.

Hầu hết các hiệu thuốc cũng bán bộ dụng cụ xét nghiệm mà bạn có thể sử dụng tại nhà,bạn chích đầu ngón tay ,thấm máu trên que thử và gửi que thử tới phòng thí nghiệm .Sau đó Phòng thí nghiệm gọi cho bạn và thông báo kết quả.Xét nghiệm hoàn toàn riêng tư và kết quả không được báo cho bất kỳ ai trừ bạn.

Một loại xét nghiệm tại nhà khác, được gọi là “OraQuick”, hoạt động rất giống như que thử thai tại nhà. Nó đi kèm với một que thử đặc biệt mà bạn dùng lau dọc theo lợi của bạn. Sau 20 đến 40 phút, que thử có thể cho bạn biết bạn có thể bị nhiễm HIV không. Nếu bạn làm xét nghiệm tại nhà cho biết bạn nhiễm HIV, hãy gặp bác sĩ và yêu cầu them xét nghiệm để đảm bảo

HIV được điều trị như thế nào?

Các bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác nhau để điều trị HIV. Chúng được gọi là “thuốc kháng vi-rút.” Chúng hoạt động rất tốt để kiểm soát nhiễm HIV ở hầu hết mọi người. Bạn và bác sĩ của bạn nên làm việc cùng nhau để quyết định khi nào bạn nên bắt đầu điều trị và loại thuốc nào phù hợp với bạn.

Hầu hết những người nhiễm HIV cần uống thuốc theo thời gian quy định mỗi ngày. Điều quan trọng là phải làm theo tất cả các hướng dẫn bác sĩ của bạn về điều trị.Bởi vì bệnh HIV của bạn có thể trở nên xấu hơn nếu bạn bỏ hoặc ngưng dùng thuốc. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề nào khi sử dụng thuốc

Một số người nhiễm HIV cũng dùng các loại thuốc khác mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng liên quan đến HIV. Ví dụ, hầu hết các bác sĩ khuyên rằng những người có “số lượng tế bào T” thấp nên uống thuốc kháng sinh mỗi ngày để tránh bị nhiễm trùng phổi gọi là PCP. (Tế bào T là một loại tế bào bạch cầu đặc biệt.)

Xem thêm 1 số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác như

Nếu tôi đang mang thai hoặc muốn có thai thì sao ?

Nếu bạn bị nhiễm HIV, em bé của bạn có thể bị nhiễm HIV trong quá trình mang thai, sinh hoặc thông qua việc cho con bú. Nếu bạn đang mang thai hoặc muốn mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách để giảm nguy cơ lây truyền HIV sang em bé.

Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa lây lan HIV sang người khác?

Để giảm cơ hội lây truyền HIV sang người khác:

  • Xét nghiệm HIV và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt
  • Nói với bất kì ai có ý định quan hệ tình dục với bạn rằng bạn bị nhiễm HIV
  • Sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo ,hậu môm hoặc miệng
  • Không dùng chung dao cạo hoặc bàn chải đánh răng với người khác
  • Không dùng chung kim tiêm hoặc ống tiêm với người khác

…..

Bài viết trên đây phòng khám Pasteur đã chia sẻ cho bạn đọc các kiến thức về HIV và AIDS là gì để mọi người hiểu rõ hơn… Ngoài ra nếu bạn nam nào cần tư vấn + trao đổi hay thăm khám các bệnh lý liên quan có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ khám nam khoa Pasteur để được các bác sĩ trao đổi và đưa ra những lời khuyên tốt nhất

Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!

? Pasteur Clinic Đà Nẵng – Khởi đầu một điểm tựa, trọn vẹn một niềm tin

? Liên hệ tổng đài: (0236) 3811868 để đặt lịch hẹn khám

? Địa chỉ: lô 19 – Nguyễn Tường Phổ, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng