HẠCH LYMPHO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG

Hạch lympho là gì?

Hạch lympho hay là hệ thống bạch huyết tạo thành các kênh đi khắp cơ thể giống như mạch máu. Các hạch bạch huyết nằm ở nhiều nơi trên cơ thể, có thể tìm thấy bên dưới da ở vùng: nách, dưới hàm, trên xương đòn, vùng cổ 2 bên, vùng bẹn…

Hạch lympho dữ trữ các tế bào bạch cầu, có chức năng tiêu diệt các vật lạ xâm nhập vào cơ thể.

Các hạch có kích thước và hình dạng khác nhau, có thể từ vài mm đến khoảng 1–2 cm. Có một lớp vỏ dạng sợi bao bọc bên ngoài mỗi hạch, cái mà mở rộng bên trong hạch bạch huyết để hình thành sợi xương. Hạch bạch huyết được chia thành vỏ ngoài và miền tủy ở bên trong. Vỏ bao bọc xung quanh miền tuỷ trừ nơi tủy trực tiếp tiếp xúc với rốn hạt.

Hạch Lympho Có Nguy Hiểm Không
Những thay đổi của hạch lympho có nguy hiểm không?

Vai trò của hạch lympho

Trong hệ miễn dịch, hạch bạch huyết có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai,

Các hạch có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Hạch bạch huyết có thể bị nóng hoặc sưng lên. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư.

Các triệu chứng thường gặp khi nổi hạch lympho là gì?

Một số triệu chứng thường gặp khi nổi hạch có thể là: ho, mệt mỏi, sốt, rét run, chảy nước mũi, đổ mồ hôi…Hạch vùng bẹn có thể gây cảm giác đau khi đi lại hoặc cúi người xuống.

Các nguyên nhân gây nổi hạch lympho?

Nguyên nhân do nhiễm trùng

Viêm tai, viêm xoang, cảm cúm, viêm họng, viêm nướu, răng, áp xe quanh răng, nhiễm trùng da, HIV, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như giang mai hoặc lậu có thể gây nổi hạch bẹn, viêm amidan, zona, lao…

Nguyên nhân không do nhiễm trùng

Một số bệnh lý nguy hiểm có thể gây nổi hạch ở nhiều vị trí trên cơ thể như rối loạn hệ miễn dịch hoặc ung thư.

Các bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch thường gặp như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp

Bất kỳ các loại ung thư nào khi lan rộng ra các vùng khác của cơ thể có thể làm nổi hạch. Lymphoma là bệnh lý ung thư hệ bạch huyết cũng làm nổi hạch ở nhiều vị trí.

Một số nguyên nhân thường gặp khác như: do sử dụng một số loại thuốc (thuốc chống co giật, thuốc điều trị sốt rét), dị ứng thuốc, stress, leukemia, u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin…

Khi nào cần khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp bất kỳ các triệu chứng nào kèm theo nổi hạch trên cơ thể hoặc có thể chỉ nổi hạch mà không có triệu chứng gì, bạn nên đến khám và trao đổi với bác sĩ. Một số trường hợp nổi hạch nhưng mật độ cứng và khả năng di động kém có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Thông thường, các hạch bạch huyết sẽ nhỏ lại khi các triệu chứng đi kèm không còn nữa. Tuy nhiên, có một số trường hợp hạch bị sưng đau hoặc tình trạng nổi hạch kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám.

Tham khảo: Wikipedia

>> Để thăm khám các vấn đề thay đổi của hạch bạch huyết liên quan đến ung thư tại khoa Ung bướu phòng khám Pasteur, vui lòng liên hệ Tổng đài 0236 9999 868