Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải làm sao?

Dị ứng thức ăn ở trẻ là hiện tượng gặp rất nhiều hiện nay khiến cho các bậc phụ huynh hết sức lo lắng… Đây là hiện tượng mà dân gian gọi là “ máu phong“…. Đặc điểm của hiện tượng sẽ làm cho trẻ bị ngứa, sưng đỏ, mẩn da..

Vậy những triệu chứng, biểu hiện, nguyên nhân gây nên hiện tượng dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ cũng như cách chăm sóc chữa trị như thế nào?.. Tất cả các câu hỏi liên quan thắc mắc sẽ được phòng khám Pasteur giải thích và trả lời đầy đủ qua bài viết sau đây…

Dị Ứng Thức Ăn Ở Trẻ Nhỏ Và Trẻ Sơ Sinh Phải Làm Sao? Ảnh Minh Họa
Dị ứng thức ăn ở trẻ

1/ Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thực phẩm không hợp với cơ thể. Ở những trẻ có cơ địa dị ứng – là những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường.

Các kháng thể IgE còn gọi là kháng thể gây dị ứng bám trên bề mặt tế bào bạch cầu có tên là mastocyte còn gọi là dưỡng bào, chứa nhiều túi nhỏ bên trong có nhiều hóa chất trung gian như histamine, serotonin,…

Trong thức ăn có những protein “lạ” là những dị nguyên (allergen) khi hấp thu vào máu, gắn vào kháng thể IgE kích thích dưỡng bào phóng thích các túi chứa histamin, serotonin,… đi vào trong máu, gây ra triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở, và thậm chí là gây sốc.

2/ Triệu chứng, biểu hiện của trẻ

Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Triệu chứng dị ứng thức ăn thường đa dạng, biểu hiện ở nhiều cơ quan như:

  • Sổ mũi (có chảy mũi), chảy nước mắt, hắt hơi và khò khè.
  • Ho nhiều (ho mạn tính).
  • Sưng phù quầng mắt.
  • Thường xuyên bị nhiễm lạnh hoặc viêm thanh quản
  • Nổi mề đay ở da khu trú hay toàn thân, thường xuyên phát ban trên da (chàm bội nhiễm, nổi ban, lác sữa ở trẻ nhũ nhi).
  • Ho vào ban đêm và nghẹt mũi vào buổi sáng.
  • Tiêu chảy, đau bụng, tiêu phân nhầy máu
  • Đầy bụng.
  • Mệt mỏi, đau đầu.

3/ Những loại thức ăn dễ gây dị ứng

Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Từ đó phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ

Sau đây là 1 số những loại thức phẩm thường gây dị ứng cho trẻ mà các bạn cần lưu ý :

– Trứng, lòng trắng trứng.

– Cá, tôm, cua, ghẹ, trai, điệp, hào sò, vẹm (đồ biển)

– Các loại hạt.

– Ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, mạch đen, yến mạch và lúa mạch).

– Dioxyde lưu huỳnh và sulphit (các chất bảo quản thường sử dụng trong một số thức ăn và đồ uống).

– Một số trẻ nhũ nhi có tình trạng dị ứng với sữa

4/ Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Khi nghi trẻ bị dị ứng thức ăn thì đưa trẻ đi bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Mỗi sản phẩm ăn uống đều có dán nhãn thành phần thức ăn nên phụ huynh dễ dàng hơn khi quyết định có thể và không thể cho con ăn cái gì.

Tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn có thể kéo dài hay tái phát làm các quí phụ huynh lo lắng nên cần nghe tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một bác sĩ nhi khoa.

Quý phụ huynh lưu ý, để ý xem mỗi lần con em mình dị ứng thì các cháu đã dùng thức ăn gì trong mấy ngày qua, từ đó “cắt nguồn dị nguyên” có thể để trẻ không bị dị ứng tái phát.

Một số trung tâm xét nghiệm có bộ kit làm thử nghiệm lẩy da (skin prick test) hoặc xét nghiệm máu tìm các loại dị nguyên khác nhau trong đó có các dị nguyên thức ăn khác nhau, giúp cho quí phụ huynh tránh được các thức ăn này cho con em mình, cũng như các dị nguyên khác như lông chó mèo,.. không cho trẻ tiếp xúc, hay “cắt bỏ” nguồn tiếp xúc.

Để điều trị triệu chứng dị ứng, các bác sĩ thường cho các thuốc kháng histamine có kèm hay không kèm thuốc corticoid dưới dạng uống hay bôi.

Tuyệt tối không tự ý mua sử dụng các thuốc trên mà phải theo kê toa và hướng dẫn của bác sĩ.

Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Dị Ứng Thức Ăn

5/ Cách phòng tránh

+ Cách đơn giản nhất để tránh bị dị ứng thức ăn là loại bỏ thức ăn gây dị ứng đã được xác định ra khỏi khẩu phần ăn.

+ Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh là nên cho trẻ bú sữa mẹ trong tối thiểu 4 – 6 tháng đầu (không bú thêm sữa bột), vì nó làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ, giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng làm dị ứng dễ bùng phát). Ở những trẻ này, nên bắt đầu cho ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả và các loại dầu tinh chế (không còn protein để gây dị ứng)

Các thức ăn nên tránh

Có một số loại thức ăn bạn nên tránh cho em bé ăn trước một độ tuổi nhất định, để tránh làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi mà hệ miễn dịch của bé còn đang phát triển:

  • Gluten (trước 6 tháng): đây là một loại đạm có trong hạt ngũ cốc như: lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch. Bạn nên tránh cho em bé ăn các thứ này trong 6 tháng đầu. Hãy xem kỹ các nhãn thức ăn có ghi dòng chữ “không chứa gluten”.
  • Cá (trước 6 tháng): cá có thể gây dị ứng ở một số trẻ, cho nên tốt nhất là không cho em bé của bạn ăn cá trước khi bé được 6 tháng tuổi. Khi em bé đã được 6 tháng tuổi thì cá có thể là một phần của chế độ ăn cân bằng.
  • Đậu phộng và các thức chứa đậu phộng: là món ăn không nên cho em bé trong gia đình có tiền sử bị dị ứng ăn cho đến khi em bé ít nhất được 3 tuổi. Nếu không có vấn đề gì khác thì các em bé có thể ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên.

….

Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn, hỗ trợ với về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ nhỏ có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ chuyên khoa khám nhi của Pasteur qua hotline 023 63811868 để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên tốt cũng như thăm khám đầy đủ hơn

Xem thêm