Đau bụng khi mang thai có bình thường hay là không? Những dấu hiệu cũng như nguyên nhân gì dẫn đến việc đau bụng trong quá trình mang thai em bé?… Đó là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu hiện nay… Ở bài viết sau đây BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám đa khoa Pasteur sẽ giải thích đầy đủ và chi tiết các vấn đề về việc đau bụng khi mang thai để các bạn có thể hiểu và biết thêm..
Đau bụng khi mang thai có bị sao hay không?
Đau bụng khi mang thai – nó là bình thường nếu như đó là những thay đổi sinh lý nhất thiết trong thời kỳ mang thai và bạn không cần phải lo lắng nhiều. Bởi đó là sự tất yếu và bạn có thể chịu đựng được. Nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng mà bạn không được bỏ qua.
Khi bạn mang thai bạn đã làm quen với việc cảm thấy khó chịu hay đau một chút ở trên toàn bộ cơ thể như đau ở chân, vú hay là đau lưng. Nhưng nếu bạn bị đau bụng và điều này làm bạn lo lắng.
Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề đau bụng khi mang thai nhé.
Đau bụng khi mang thai có nên lo lắng hay không?
Đau bụng khi mang thai là một điều rất bình thường bởi nó là việc bạn bị táo bón hoặc tăng lưu lượng máu đến tử cung trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc các cơn co thắt Braxton-Hicks (cơn gò tử cung giả) hoặc đau dây chằng ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Tuy nhiên,đôi khi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sẩy thai, tiền sản giật hoặc các bệnh lý khác mà bạn cần được bác sĩ kiểm tra.
Và để an toàn nhất, bạn nên cung cấp thông tin cho bác sĩ của bạn về tất cả những triệu chứng mà bạn quan tâm. Có thể bác sĩ thông báo rằng bạn chỉ bị chuột rút và không có gì lo lắng thêm, hoặc có thể nó báo hiệu một điều nghiêm trọng bạn cần phải chú ý.
Lúc nào bạn cần thông báo với bác sĩ
Bạn đang tự hỏi xem đau bụng có để lại những mối nguy hiểm đáng quan tâm hay không? Để an toàn hơn cho bạn và thai nhi hãy luôn liên lạc với bác sĩ nếu bạn lo ngại về vấn đề bị đau quặn bụng. Và chắc chắn rằng bạn gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện nếu bạn bị đau bụng dữ dội và liên tục.
Bạn cần khám bác sĩ ngay nếu như bạn bị đau bụng kèm theo một trong các triệu chứng sau đây:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Xuất hiện chảy máu âm đạo
- Đau đầu dữ dội
- Thay đổi thị lực (nhìn mờ, nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy hoặc đốm, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mù tạm thời)
- Đau hoặc rát khi đi tiểu, tiểu khó khăn hoặc có máu trong nước tiểu
- Chóng mặt hoặc cảm thấy choáng
- Xuất hiện hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (đặc biệt, nếu nó xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non)
- Đau bụng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ
Đau dạ dày
Hiện tượng đầy hơi thường hay xuất hiện khi mang thai do tăng lượng progesterone, một loại hormon giúp thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa của bạn, làm cho quá trình tiêu hóa của bạn bị chậm lại. Từ đó dẫn đến đầy hơi và táo bón – cả hai đều mang lại cho bạn cảm giác đau bụng.
Bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nếu có thể ợ hơi hoặc đi cầu, hay một biện pháp can thiệp nhanh nào đó chẳng hạn. Để hạn chế vấn đề này bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ hoặc chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì những bữa ăn chính, ăn chậm, nhai kĩ và uống nhiều nước . Nếu những thay đổi này không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc làm mềm phân để trị táo bón.
Co thắt sau khi quan hệ
Bị đau quặn bụng trong và sau khi đạt cực khoái (đôi khi kết hợp với đau vùng lưng dưới) thường phổ biến và hoàn toàn vô hại khi bạn mang thai. Đó hoàn toàn không phải là lý do để ngừng quan hệ tình dục khi mang thai. Có thể là vấn đề tâm lý ( bạn lo lắng về việc làm tổn thương em bé khi quan hệ tình dục ). Cũng có thể là do tăng lưu lượng máu đến vùng chậu hoặc cơn co thắt tử cung bình thường trong quan hệ.
Tăng lưu lượng máu đến tử cung
Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ cung cấp máu tới tử cung nhiều hơn, điều này có thể dẫn đến cảm giác áp lực ở vùng bụng dưới. Bạn nên nằm xuống nghỉ ngơi hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm nó có thể giúp bạn giảm cảm giác đau.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể không có triệu chứng, nhưng thường gây đau hoặc áp lực ở vùng xương chậu.Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như nước tiểu có mùi hôi, có gợn đục hoặc máu, đau rát khi đi tiểu, sốt, và tiểu nhiều hơn. Nhiễm trùng đường tiểu có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị – nhưng bạn không cần lo lắng nó có thể được kiểm soát dễ dàng bởi thuốc kháng sinh
Đau bụng và đau ở tam cá nguyệt thứ nhất đến thứ hai
Giai đoạn thai làm tổ
Vào gia đoạn rất sớm trong thai, bạn có cảm giác đau thắt bụng như lúc đến kỳ kinh nguyệt. Dịch màu hồng hay là một ít máu có thể là kết quả của trứng thụ tinh làm tổ vào thành tử cung, xảy ra khoảng 8 đến 10 ngày sau khi rụng trứng và kéo dài chỉ trong một ngày hoặc lâu hơn. Nghỉ ngơi và thư giãn có thể giúp bạn thoải mái hơn trong giai đoạn này.
Thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng thụ tinh làm tổ ở bộ phận ngoài tử cung phổ biến nhất là ở ống dẫn trứng. Điển hình là chuột rút kèm theo đau bụng như đau bụng kinh.Mang thai ngoài tử cung thường gây ra chảy máu âm đạo , đau bụng lan lên vai, chóng mặt và ngất xỉu.
Nếu bạn nghi ngờ mình đang mang thai ngoài tử cung hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Mang thai ngoài tử cung được chẩn đoán bằng siêu âm và xét nghiệm máu. Vì vậy bạn nên kiểm tra thai ở giai đoạn 3 tháng đầu nếu đau bụng để xác định chắc chắn vị trí làm tổ của thai loại trừ nguy cơ thai ngoài tử cung.
Mời bạn đọc xem thêm 1 số bài viết liên quan khác:
- Quan hệ khi đang hành kinh có thai hay là không
- Tìm hiểu bệnh lý huyết khối trong thai kỳ
- Siêu âm thai và những điều mẹ bầu cần nắm bắt
- Những sai lầm trong ăn uống cần tránh khi mang thai
Sẩy thai
Trong trường hợp sẩy thai thường xảy ra đau thắt ở vùng bụng, lưng dưới hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Cơn đau có thể tồi tệ hoặc tương tự như đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết sảy thai xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên,tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai.
Đôi khi khó có thể biết được cơn đau của bạn có bị sảy thai hay do thai làm tổ ở ngoài tử cung, hay tử cung của bạn đang dãn ra để đón em bé . Bởi vậy, chảy máu là triệu chứng quan trọng nhất để nhận biết bạn có bị sảy thai hay không. Hãy đến khám bác sĩ ngay khi bạn bị đau bụng và ra máu nhé.
Đau bụng ở ba tháng giữa và cuối thai kỳ
Đau dây chằng tròn
Khi mang thai, tử cung của bạn dãn dài thêm để sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé, các dây chằng tròn các dải mô giữ tử cung tại chỗ căng ra, đôi khi gây đau ở bụng hoặc có thể lan đến vùng hông hoặc háng. Đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai và thường cảm thấy đau nhiều ở một bên (đôi khi đau cả hai bên). Thường xảy ra khi tập thể dục, sau khi bạn ngủ dậy, hắt hơi, ho, cười hoặc khi bạn thay đổi động tác đột ngột; cảm giác đau kéo dài từ một vài giây đến vài phút. Để khắc phục vấn đề này bạn cần nghỉ ngơi nhiều và cố gắng thay đổi tư thế từ từ.
Cơn gò sinh lý Braxton Hicks
“Cơn gò tử cung sinh lý” này thường bắt đầu vào khoảng tuần 20 của thai kỳ và đó cũng có thể là báo động rằng sắp bắt đầu cơn chuyển dạ. Các cơn co thắt Braxton Hicks tương đối ngắn (chỉ vài giây đến một vài phút) và không đều. Hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước vì mất nước có thể gây ra những cơn co thắt sinh lý này. Khi cảm thấy đau bạn có thể hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế nhẹ nhàng.
Nhau bong non
Nếu nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh em bé, nó có thể gây đau bụng dữ dội và dai dẳng cũng như đau lưng và chảy máu âm đạo. Cơn đau trong trường hợp này lien lục và bạn có cảm giác bụng mình cứng chắc như gỗ vậy. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này hãy lập tức tới ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và chăm sóc
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một tình trạng thường xuất hiện trong nửa sau của thai kỳ và là một rối loạn thai nghén đặc trưng bởi huyết áp cao và có protein trong nước tiểu. Tiền sản giạt có thể gây ra đau bụng trên và thường đi kèm với các triệu chứng khác như nhức đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng mặt và tay hay khó thở. Tiền sản giật làm tăng nguy cơ rủi ro cho mẹ và bé làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, làm tăng nguy cơ bị sẩy thai – nhưng nó có thể điều trị được nếu phát hiện sớm
Cơn go chuyển dạ
Các cơn co thắt chuyển dạ xảy ra đều đặn, kéo dài từ 30 đến 70 giây xảy ra với tần suất nhiều hơn và mạnh hơn theo thời gian. Bạn có thể đã có dấu hiệu chuyển dạ nếu bị co thắt thường xuyên sau mỗi 10 phút mà không biến mất khi bạn thay đổi vị trí; nếu bạn cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu như em bé đang đẩy xuống; và nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo ( có dịch màu hồng hoặc chảy máu hoặc ra nước ối). Nếu bạn đủ tháng thì hãy khám bác sĩ để theo dõi chuyển dạ nhé bạn.
…..
Như vậy bài viết trên đây THS BS Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám pasteur đã chỉ rõ cho bạn đọc đầy đủ về vấn đề đau bụng khi có thai đầy đủ và chi tiết nhất.. Ngoài ra nếu cần tư vấn + trao đổi các vấn đề liên quan đến thai kỳ hay các triệu chứng trong thời gian mang thai có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa khám sản phụ khoa để được các bác sĩ chuyên sâu giỏi thăm khắm và đưa ra những lời khuyên bổ ích nhất.
Chúc các mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt nhất!
THS BS Đặng Thị Hồng Trang
Phòng khám đa khoa Pasteur Đà Nẵng
Từ khóa tìm kiếm: đau bụng khi mang thai tháng thứ 1,2,3,4,5,6,7,8, cuối