CHỤP X-QUANG BÀN CHÂN

Chụp X-quang bàn chẩn là phương pháp thăm khám ở chân, bộ phận quan trọng và tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể. Không chỉ đóng vai trò nâng đỡ cơ thể, bàn chân còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cân bằng, gửi thông tin lên não về trọng lượng của cơ thể khi chúng ta nâng một vật nào đó. Vậy chúng ta cần làm gì khi bàn chân của chúng ta gặp phải vấn đề? Chụp Xquang bàn chân là phương pháp thăm khám đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến.

1. VÌ SAO CHỌN CHỤP X-QUANG BÀN CHÂN? 

Bàn chân được tính từ hai mắt cá đến các đầu ngón chân với cấu trúc giải phẫu phức tạp bao gồm 26 xương hình dạng không đều nhau, 30 khớp hoạt dịch. hơn 100 dây chằng và 30 cơ tác động lên các phân đoạn khác nhau.

Xương bàn chân được chia thành ba vùng:

  • Bàn chân sau: Xương chêm và xương hộp
  • Bàn chân giữa: Xương ghe, ba xương chêm và xương hộp
  • Bàn chân trước : Xương bàn ngón và các xương ngón chân.
Chụp X-quang bàn chân là phương pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất để có thể thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến bàn chân.
• Chụp X-quang bàn chân là phương pháp không xâm lấn, thời gian chụp rất nhanh .
• Chụp X-quang bàn chân đưa ra được hình ảnh rõ nét nhất về toàn bộ cấu trúc xương của bàn chân, giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
• Chụp X-quang bàn chân là hình thức khám cận lâm sàng kinh tế nhất vì giá thành của việc chụp X-quang hiện nay là rất rẻ.
• Chụp X-quang bàn chân có thể thấy các tổn thương sau chấn thương như gãy xương, trật khớp, bệnh viêm, thoái hoá, loãng xương, rối loạn chuyển hoá…

2. KHI NÀO NÊN CHỤP X-QUANG BÀN CHÂN

Chụp Xquang bàn chân được chỉ định trong các trường hợp như:
• Chấn thương do sinh hoạt hoặc hoạt động thể thao.
• Đau nhức chân không rõ nguyên nhân.
• Các bệnh nhân mắc các bệnh lý như Gout, tiểu đường…
• Viêm khớp .
• Kiểm tra sau phẫu thuật hoặc sau bó bột khi chấn thương.
• U xương…
Phương Pháp Chụp X-Quang Bàn Chân
Chụp X-quang bàn chân

3. NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN LƯU Ý KHI CHỤP X-QUANG BÀN CHÂN

Vì tia X là tia bức xạ năng lượng cao nên khi tiếp xúc thường xuyên với lượng tia X lớn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của bạn. Tuy vậy, không hề có chống chỉ định tuyệt đối trong chụp Xquang.
Máy chụp hiện nay đều rất hiện đại để giảm thiểu tối đa lượng tia X mà bạn phải hấp thu khi chụp. Các chống chỉ định tương đối trong chụp X-quang mà bạn nên được gặp bác sĩ để tư vấn như:
• Phụ nữ đang mang thai đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
• Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đối với các trường hợp trên bạn cần lưu ý và báo lại cho kỹ thuật viên để trước khi tiến hành chụp X-quang, kỹ thuật viên sẽ có phương pháp xử lý để bảo vệ bạn an toàn bởi tia X.
Trước khi đi khám và chụp X-quang bàn chân, bạn nên cân nhắc mặc quần áo và giày dép rộng rãi để dễ tháo bỏ nhanh chóng khi được yêu cầu.
Quy trình chụp thường chỉ kéo dài vài phút, trong đó thời gian tiếp xúc với tia X không quá 1 giây nên không gây ảnh hưởng sức khoẻ của bạn.
Tham khảo: Wikipedia
?? Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám tại chuyên khoa cơ xương khớp ở phòng khám Pasteur có thể liên hệ Tổng đài 0236 9999 868 để đặt lịch.