Một Số Lưu Ý Chăm Sóc Bà Mẹ Sau Khi Sinh

Sau khi trải qua thời kỳ mang thai và chuyển dạ vất vả, việc chăm sóc bà mẹ toàn diện để phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều bà mẹ trẻ, nhất là những mẹ mới sinh con đầu lòng, còn khá bối rối trong giai đoạn sau sinh.

Nhưng đối với 1 số sản phụ lần đầu sinh con thì không tránh những thắc mắc, thiếu kinh nghiệm hay còn bỡ ngỡ… Ở bài viết này BS. Đồng Thị Hồng Trang tại phòng khám đa khoa Pasteur sẽ đưa ra một số các lời khuyên cũng như lưu ý việc chăm sóc mẹ sau khi sinh để có thể có 1 sức khỏe tốt nhất mà nuôi con…

Chăm Sóc Mẹ Sau Khi Sinh Để Có Thể Có 1 Sức Khỏe Tốt Nhất Mà Nuôi Con...

Một số lưu ý chăm sóc mẹ thời kỳ hậu sản

1/ Vệ sinh cá nhân

Giữ vệ sinh cá nhân là khuyến cáo chung dành cho mọi giai đoạn của thai sản, giúp phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm. Tuy nhiên, người mẹ cần được bác sĩ hướng dẫn kỹ thời điểm cũng như phương thức tắm rửa đúng và an toàn. Kiêng khem quá mức nhiều ngày/tuần sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu sản (viêm tuyến vú, da liễu…) và nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.

Sau giai đoạn sinh nở, hệ cơ xương khớp chưa phục hồi, các lỗ chân lông còn giãn nở, mẹ mất máu nhiều, dễ choáng, không nên tắm ngay mà tùy theo chỉ định của bác sĩ có thể trì hoãn một vài ngày. Nên tắm nhanh dưới vòi nước ấm, tránh ngâm trong bồn.

2/ Chế độ ăn uống

Sau sinh, cần có chế độ ăn giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước ấm để cung cấp sữa cho con. Không nên nôn nóng giảm cân mà kiêng khem trong giai đoạn này.

Tránh ăn uống lạnh dễ gây viêm đường hô hấp trên. Mẹ vẫn tiếp tục cung cấp thêm sắt và canxi trong suốt giai đoạn cho bé bú nhé!

Uống đủ nước (1,5 – 2 lít /ngày), nhiều hơn nếu thời tiết nóng, mẹ lao động, tiết mồ hôi nhiều. Nếu uống ít nước và nhất là ăn thiếu rau trái sẽ dễ bị táo bón.

Bia, trà không phải là thức uống lợi sữa. Nên tránh các thức uống có cồn và chất kích thích.

Bạn có thể xem thêm bài viết : Những sai lầm trong ăn uống cần tránh khi mang thai để các bạn có thể xem và hiểu thêm

Chế Độ Ăn Uống

3/ Vận động

Sau sinh, mẹ nên vận động nhẹ nhàng giúp lưu thông mạch máu và tránh ứ đọng sản dịch. Không nên làm việc nặng hay mang vác vì có thể gây nguy cơ trĩ, sa sinh dục…

Bạn đừng nôn nóng luyện tập thể dục giảm cân khi cơ thể bạn chưa cho phép. Các bài tập phù hợp và tập kegel phục hồi tầng sinh môn là lời khuyên dành cho bạn trong giai đoạn này.

4/ Cho con bú

Cho con bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu. Có thể tập cho bé bú sữa bình khi thuận tiện để giảm căng thẳng, nhờ người chăm sóc bé và bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn.

Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn mau phục hồi và tăng tiết sữa.

5/ Chăm sóc bé sơ sinh

Dù bé sơ sinh không vận động nhiều nhưng luôn bài tiết chất bã qua da. Vì vậy, tắm vệ sinh cho bé hằng ngày giúp bé phòng ngừa viêm nhiễm.

Cần chú ý chăm sóc rốn đúng cách đến khi rốn rụng và khô.

Không được cho bé xông hơ, nằm than hay đắp lá trầu vì có thể có nguy cơ gây bỏng, ngạt khí CO và nhiễm trùng rốn.

Bé cần được tắm nắng hằng ngày hoặc uống vitamin D3 để tăng hấp thu canxi trong sữa mẹ.

……

Ngoài ra còn mẹ bầu nào cần tư vấn, trao đổi thêm về các vấn đề chăm sóc bà bầu sau sinh có thể liên hệ trực tiếp đến đơn vị chuyên khoa phòng khám sản của pasteur để được các bác sĩ tư vấn cũng như thăm khám đầy đủ hơn nhé..

Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt!

THS BS Đồng Thị Hồng Trang

Phòng khám đa khoa Pasteur