CÁC PHƯƠNG TIỆN TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY

Ung thư dạ dày là một trong những ung thư phổ biến và tử vong cao ở Việt Nam chúng ta. Năm 2020, ung thư dạ dày có số ca mắc mới 17.906 đứng hàng thứ 4 và tử vong 14.615 ca đứng hàng thứ 3. Một thực trạng rất đáng lo lắng.
Sống còn liên quan với giai đoạn bệnh khi phát hiện, một số nghiên cứu cho thấy sống còn 5 năm là 95-99% ở giai đoạn sớm, nhưng sống còn sẽ thấp hơn với 30% ở giai đoạn trễ. Tầm soát phát hiện sớm giúp giảm tử vong trong các nghiên cứu ở Nhật Bản và Hàn quốc cho dân số nguy cơ cao bị ung thư dạ dạ dày.
Để tầm soát có hiệu quả, sử dụng phương tiện thích hợp hết sức quan trọng. Các phương tiện được sử dụng phổ biến và đã được nghiên cứu chứng minh đó là NỘI SOI DẠ DÀY và CHỤP X-QUANG DẠ DÀY CÓ BARIUM CẢN QUANG. Lần lượt dưới đây chúng ta sẽ đánh giá từng phương tiện. Để có được các thông tin này, chúng tôi nghiên cứu các tài liệu trong y văn từ các trung tâm và tài liệu đăng trong các tạp chí có uy tín.

I/ NỘI SOI VÀ CHỤP X-QUANG DẠ DÀY CÓ BARIUM

Tại Nhật Bản, chụp X-quang dạ dày có Barium cản quang được bắt đầu ở địa phương vào những 1960 và mở rộng ra toàn quốc vào 1983. Tầm soát bằng X-quang ban đầu là phương pháp duy nhất được khuyến nghị để tầm soát ung thư dạ dày do bằng chứng hạn chế về việc giảm tỷ lệ tử vong của tầm soát nội soi. Tuy nhiên, hai nghiên cứu ca-chứng của Nhật Bản được ng bố vào năm 2013 đã chứng minh hiệu quả giảm tỷ lệ tử vong bằng tầm soát nội soi so với không tầm soát. Những phát hiện này dẫn đến sử dụng nội soi trên như một phương pháp sàng lọc ung thư dạ dày vào năm 2014. Và cả hai phương pháp này đều được sử dụng ở Nhật Bản. Ở Hàn Quốc, cả chụp X-quang dạ dày và nội soi cũng có kết quả như ở Nhật Bản khi triển khai chương trình tầm soát quốc gia từ năm 1999. Sau đó, vào năm 2002 một nghiên cứu lớn cho thấy hiệu quả của nội soi hơn hẳn nên chụp X quang được loại khỏi hướng dẫn tầm soát ung thư dạ dày của Hàn Quốc. Ở Mỹ, các nghiên cứu tầm soát nội soi trên dân số chung cho thấy không giảm tử vong trên dân số chung, nên họ đề nghị tầm soát cho dân số nguy cơ thuộc các chúng tộc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Nam Mỹ. Ở châu Âu, nội soi cũng được đề nghị tầm soát cho nhóm nguy cơ cao từ 40 tuổi trở lên.
Phương Tiện Để Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày
Phương tiện tầm soát ung thư dạ dày

II/ CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC

*Xét nghiệm pepsinogen huyết thanh

Pepsinogen (PG) huyết thanh được sản xuất từ tế bào niêm mạc dạ dày, có hai loại PG I và PG II. Giảm nồng độ PG I huyết thanh và giảm tỷ lệ PG I/II có liên quan đến mức độ viêm teo dạ dày. Viêm teo dạ dày là tổn thương tiền ung thư, có năng chuyển thành ung thư về sau. Do đó, nồng độ PG trong huyết thanh được đề xuất là một dấu hiệu hữu ích của viêm teo dạ dày, dấu hiệu tiền ung thư của ung thư biểu mô tuyến dạ dày kiểu ruột. Để phát hiện ung thư dạ dày, xét nghiệm PG huyết thanh, theo sau đó là nội soi, đã được đưa vào sàng lọc hàng loạt bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. PG I ≤70 ng/L và tỉ số PG I/II ≤3.0 có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nghiên cứu ở Nhật bản cho thấy bằng chứng không đủ mạnh để đưa xét nghiệm PG huyết thanh vào chương trình tầm soát ở Nhật Bản. Theo Viện Ung thư Quốc Gia Mỹ (NCI), ngoài nghiên cứu ở Nhật Bản nêu trên, Không có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của tầm soát bằng pepsinogen huyết thanh đối với tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày và có những hạn chế quan trọng đối với việc sử dụng nó như một xét nghiệm tầm soát. Ngoài ra, loại bỏ H. pylori và sử dụng thuốc ức chế bơm proton để kiểm soát chứng khó tiêu làm thay đổi nồng độ pepsinogen, khiến việc giải thích kết quả trở nên khó khăn.

*Dấu ấn bướu protein máu

CEA, CA 19-9, CA 72-4…độ nhạy thấp, tức hầu hết không tăng khi ung thư sớm mặc dù ung thư đã tồn tại, dẫn đến bỏ sót ung thư, tạo nên sự an tâm giả tạo cho người đi tầm soát với kết quả âm tính. Và độ đặc hiệu cũng thấp, tức khi tăng, có do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có cả những bệnh lành tính. Khi tăng phải đi tìm ung thư bằng nhiều phương tiện thêm khác gây tốn kém và lo lắng, rồi tìm không thấy ung thư nhưng vẫn mãi lo lắng không an tâm.
Đặc biệt các dấu ấn bướu này chưa có nghiên cứu chứng minh có giảm tử vong khi sử dụng tầm soát nên không được đề nghị. Tổ chức dấu ấn bướu Châu Âu (EGTM), Viện Sinh hóa Lâm sàng Mỹ (NACB) và nhiều tổ chức, nhiều hiệp hội ung thư trên thế giới đề nghị chống lại sự tầm soát bằng các xét nghiệm dấu ấn bướu máu này. Một thực trạng đáng buồn ở Việt Nam sử dụng rất nhiều trong khi chưa có nghiên cứu nào để ủng hộ cho việc sử dụng này. Một khảo sát năm 2019 ở Việt nam, 84,24% tầm soát bằng dấu ấn bướu máu cho các loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

*Dấu ấn bướu máu loại DNA bướu tuần hoàn (ctDNA) hay sinh thiết lỏng

Những tiến bộ gần đây trong giải trình tự thế hệ tiếp theo đã tạo điều kiện cải thiện sự hiểu biết về cơ chế phân tử bệnh sinh ung thư dạ dày dẫn đến xác định các dấu ấn sinh học mới để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm.
Khi các tế bào khối u phát triển, chúng có thể giải phóng các axit nucleic như DNA và RNA vào máu, do đó, tạo ra DNA khối u tuần hoàn (ctDNA), microRNA (miRNA), RNA không mã hóa dài (lncRNA) và RNA vòng (circRNA) đều có triển vọng cho phương pháp không xâm lấn chẩn đoán sớm ung thư dạ dày. So với các dấu ấn khối u dựa trên protein đề cập ở trên (CEA, CA 19-9, CA 72-4 v.v.), các dấu ấn sinh học mới này mang lại cả độ nhạy và độ đặc hiệu được cải thiện.
Cho đến nay, tầm soát bằng sinh thiết lỏng hay xét nghiệm gen cho tầm soát ung thư dạ dày chỉ đang nghiên cứu, chưa có xét nghiệm nào được chấp thuận. Trên thị trường hiện nay, chúng ta thấy có quảng cáo loại này chỉ là mục đích thương mại, chưa có nghiên cứu chứng minh giảm tử vong cho dân số tầm soát.

TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) HỖ TRỢ CHO TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY

Sự chênh lệch về tỷ lệ mắc ung thư dạ dày theo vùng dẫn đến sự khác biệt đáng kể về kinh nghiệm nội soi và chuyên môn kỹ thuật trong việc phát hiện ung thư dạ dày sớm. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ung thư dạ dày và các tổn thương tiền thân thường bị các bác sĩ nội soi thiếu kinh nghiệm bỏ qua khi nội soi và tỷ lệ phát hiện có thể được cải thiện saukhi đào tạo và sử dụng hình ảnh băng hẹp (NBI).
Việc triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) và học sâu trong nội soi gần đây đã chứng minh rằng AI có thể được sử dụng thành ng trong việc hỗ trợ phát hiện polyp đại trực tràng, dự đoán u Barrett và cải thiện chất lượng nội soi.
Một nhóm ở Hàn Quốc đã phát triển một mô hình sử dụng AI-Scope để phát hiện không chỉ các tổn thương niêm mạc dạ dày mà còn ước tính độ sâu xâm lấn của tổn thương. Mô hình này đã được chứng minh có hiệu suất vượt trội trong việc phát hiện các tổn thương dạ dày so với các bác sĩ nội soi mới nhưng hiệu suất tương tự với các chuyên gia. Mô hình AI-Scope ước tính độ sâu xâm lấn của ung thư dạ dày sớm tốt hơn so với siêu âm nội soi. Do đó, những tiến bộ trong thuật toán học sâu này cung cấp khuôn khổ cho các mô hình trong tương lai, nơi AI có thể được sử dụng như một ng nghệ đồng hành để hỗ trợ các bác sĩ nội soi phát hiện ung thư dạ dày sớm.
KẾT LUẬN
* Như vậy một phương tiện được đề nghị sử dụng cho tầm soát phải thông qua nghiên cứu chứng minh có hiệu quả giảm tỉ lệ tử vong ở nhóm có tầm soát so với không tầm soát.
* Phương tiện hàng đầu được sử dụng phổ biến hiện nay là nội soi, kế đến là chụp X quang dạ dày có Barium cản quang. Các phương tiện này đã được các nước trên thế giới sử dụng có hiệu quả. Nếu không sử dụng đúng thì chúng ta đã quay về hơn 60 năm trước, một sự lạc hậu không ai chấp nhận.
* Dấu ấn bướu máu loại DNA bướu tuần hoàn đang hứa hẹn. Các phương tiện khác như dấu ấn bướu protein máu (CEA, CA 19-9, CA 72-4…) không được đề nghị.
* Các nhà chuyên môn nên chọn đúng phương pháp và mọi người đi tầm soát nên từ chối các phương pháp không có giá trị. Nếu không, tử vong cao do ung thư dạ dày mãi không lối ra và mãi đeo bám người Việt Nam chúng ta.
Bs CKII Nguyễn Hữu Hòa – Chuyên gia Ung bướu, Cố vấn chuyên môn tại Phòng khám Pasteur
Nguồn Tham khảo
  1. Stomach (Gastric) Cancer Screening (PDQ®)–Health Professional Version. NCI
  2. Screening and surveillance for gastric cancer in the United States: Is it needed? 2012
  3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6562516/
  4. DeVita, Hellman, and Rosenberg’s Cancer. Principles & Practice ofOncology 11th edition 2019
  5. https://prevention.cancer.gov/…/questions-and-answers…
  6. https://academic.oup.com/jnci/article/114/3/349/6358734…
  7. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31462507/
  8. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31464153/
  9. The Japanese Guidelines for Gastric Cancer Screening Chisato Hamashima1, Daisuke Shibuya2, Hideo Yamazaki3, Kazuhiko Inoue4, Akira Fukao5, Hiroshi Saito1 and Tomotaka Sobue6. 2008.
  10. The Japanese guidelines for gastric cancer screening Hamashima C, Shibuya D, Yamazaki H, Inoue K, Fukao A, Saito H, Sobue T. 2008
  11. Hamashima C. Current issues and future perspectives of gastric cancer screening. World J Gastroenterol 2014; 20(38): 13767-13774.
  12. The Standardized Development Method of the Japanese Guidelines for Cancer Screening. 2008.
  13. Impact of endoscopic screening on mortality reduction from gastric cancer Observational Study
Chisato Hamashima, Kazuei Ogoshi, Rintarou Narisawa, Tomoki Kishi, Toshiyuki Kato, Kazutaka Fujita, Masatoshi Sano, Satoshi Tsukioka. 2015.
  1. https://www.esge.com/role-of-gastrointestinal-endoscopy…/