Thông tin chi tiết về Vắc xin MMR – Lịch tiêm chủng

Một liều Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) được tiêm cho trẻ ở tháng tuổi thứ 12-13. Liều thứ hai thường được tăng cường cho trẻ trước tiểu học. Vắc xin MMR an toàn và bảo vệ cơ thể trẻ chống lại những bệnh gây biến chứng nghiêm trọng.

Vắc xin MMR có nghĩa là gì?

MMR là viết tắt của bệnh Sởi (Measles), Quai bị (Mumps) và Rubella. Đây là ba bệnh do ba loại vi rút khác nhau gây ra. Các loại vắc xin được sử dụng để chủng ngừa Sởi, Quai bị và Rubella được kết hợp trong một mũi tiêm – đó là vắc xin MMR.

Ngay cả khi bạn nghĩ rằng con bạn đã mắc một trong những bệnh này thì vẫn nên chủng ngừa MMR cho chúng.

Vac Xin

Lịch tiêm chủng MMR.

  • Tiêm liều vắc xin MMR đầu tiên khi trẻ được khoảng 12-13 tháng tuổi. Thường tiêm cùng đợt với vắc xin Hib/MenC – viết tắt của Haemophilusenzae týp b/ Viêm màng não C, và vắc xin Phế cầu (tiêm dưới dạng riêng biệt).
  • Tiêm liều thứ hai khi trẻ được 3 tuổi 4 tháng đến 5 tuổi, cùng lúc với vắc xin DTaP/IPV (DTaP là viết tắt của Bạch hầu – Diphtheria, Uốn ván – Tetanus, Ho gà vô bào – acellular Pertussis; còn IPV là viết tắt của vắc xin Bại liệt bất hoạt).

Nếu vắc xin MMR bị trì hoãn chưa tiêm vì bất cứ lý do nào, vẫn có thể tiêm cho trẻ ở độ tuổi muộn hơn. Nếu cần thiết vẫn tiêm được ở mọi lứa tuổi.

Liệu có tác dụng phụ sau tiêm chủng MMR?

Hầu hết trẻ hoàn toàn khỏe mạnh sau tiêm chủng MMR, cực kỳ hiếm các tai biến nghiêm trọng. Tuy nhiên:

  • Một số trẻ có sốt nhẹ và nổi ban 7-10 ngày sau. Tình trạng này chỉ kéo dài trong 2-3 ngày và không có gì đáng lo ngại.
  • Các phản ứng nhẹ như sốt nhẹ, đau họng nhẹ và đau khớp đôi khi xảy ra khoảng 1-3 tuần sau tiêm. Thường sớm biến mất và không có di chứng gì.
  • Một số trẻ bị sưng mặt nhẹ trong khoảng 3 tuần sau đó (giống như một dạng quai bị nhẹ), sẽ giảm dần rồi biến mất.

Những phản ứng này không phải do nhiễm trùng và không nghiêm trọng. Nếu cần thiết có thể dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Liều thứ hai sẽ có ít phản ứng hơn.

Xem thêm : Cách hạ sốt cho trẻ em tại nhà cha mẹ cần lưu ý

Ai không nên chủng ngừa MMR?

  • Phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa MMR. Và cũng không nên mang thai trong vòng một tháng sau chủng ngừa MMR. Tuy nhiên vắc xin an toàn nếu bạn đang cho con bú.
  • Nếu bạn đang điều trị hóa chất, hoặc bất kỳ lý do nào khiến hệ thống miễn dịch suy giảm.
  • Nếu bạn đang bị bệnh nặng (ví dụ nhiễm trùng nặng), bạn nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi khỏe hơn. Tuy nhiên nếu bệnh nhẹ thì không cần hoãn. Ví dụ một trẻ bị đau bụng hoặc đau tai vào ngày tiêm vắc xin, miễn là trẻ không sốt và toàn trạng vẫn ổn định thì có thể chủng ngừa cho trẻ.
  • Nếu bạn bị dị ứng với neomycin hoặc gelatin (là một thành phần của vắc xin). Có một phiên bản vắc xin không chứa gelatin thích hợp cho bạn.

Lưu ý: Nếu bạn dị ứng với trứng, bạn vẫn có thể chủng ngừa an toàn.

Vắc xin MMR, bệnh tự kỷ và bệnh viêm ruột

Trước đây có suy đoán rằng bằng cách nào đó vắc xin MMR có thể gây ra tự kỷ và bệnh viêm ruột. Tuy nhiên nghiên cứu đó đã bị loại bỏ, nhiều nghiên cứu lớn đã kết luận rằng không có bằng chứng nào liên quan giữa tiêm chủng MMR với các bệnh đó. Thật đáng tiếc vì sau tin đồn, không ít trẻ ngừng tiêm vắc xin MMR. Và kết quả là vào năm 2006-2007, Vương quốc Anh có tỷ lệ mắc bệnh sởi cao thứ ba của châu Âu.

Những bệnh này nghiêm trọng như thế nào?

1/ Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm rất cao do vi rút sởi gây ra. Khởi phát bệnh với cảm lạnh, sau đó trẻ sốt và xuất hiện phát ban. Trẻ có thể mệt mỏi trong một tuần hoặc lâu hơn do ho nhiều và sốt cao.
Bệnh sởi nghiêm trọng hơn nhiều người nghĩ.

Trong tất cả các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em, nó là nguyên nhân dễ gây ra biến chứng viêm não, đôi khi dẫn đến tổn thương não. Sởi cũng có thể gây co giật, nhiễm trùng tai, viêm phế quản và viêm phổi, có thể dẫn đến các bệnh phổi lâu dài. Mỗi năm đều có một số lượng trẻ chết vì sởi.

Ở các nước phát triển đây là nguyên nhân chính gây chết ở trẻ em. Sau khi vắc xin MMR được sử dụng ở Anh, số lượng trẻ mắc và tử vong do sởi đã giảm đáng kể. Không may khi vẫn có những đợi dịch sởi bùng phát trở lại ở một số vùng của Vương quốc Anh trong 10 năm qua, do một số trẻ em không được chủng ngừa MMR.

Vac Xin Bệnh Sởi

2/ Quai bị

Quai bị thường gây viêm và sưng ác tuyến quanh mặt, cổ và hàm. Nó thường nhẹ nhưng vẫn có những biến chứng xảy ra ở trẻ, chẳng hạn như viêm tụy, viêm tinh hoàn, viêm màng não và viêm não. Quai bị có thể gây điếc vĩnh viễn ở một bên tai. Nó nguy hiểm ở cả bé trai và bé gái.

Xem thêm bài viết : Bỏ qua tiêm chủng cho con – Hậu quả khôn lương

3/ Rubella (Sởi Đức)

Bệnh Rubella

Rubella thường là một bệnh nhẹ gây phát ban, đau họng và sưng các tuyến. Tuy nhiên nếu một phụ nữ mang thai mắc Rubella có thể dẫn đến tổn thương tim, não, thính giác và thị giác của thai. Thai nhi được sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, đây là tình trạng rất nghiêm trọng.

Kể từ khi bắt đầu chủng ngừa Rubella vào năm 1970, số lượng trẻ sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh đã giảm đáng kể. Rubella trở nên rất hiếm gặp ở Anh nhờ vào chương trình tiêm chủng.

…..

Trên đây phòng khám pasteur đã gửi đến cho bạn đọc đầy đủ các thông tin chi tiết về Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) đầy đủ cũng như lịch tiêm chủng để các bậc phụ huynh biết và sắp xem để tiêm phòng cho con mình..

Ngoài ra nếu cần thông tin + tư vấn trao đổi cụ thể hơn các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ khám nhi của Pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu tư vấn, thăm khám cũng như đưa ra các lời khuyên bổ ích nhất

Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt

Nguồn tham khảo : https://patient.info/childrens-health/immunisation/mmr-immunisation